Trong bài tuyên truyền, cô đã nêu rõ Cơ sở
khoa học và ý nghĩa nhân văn của đề án Sữa học đường. Theo Viện dinh dưỡng,
giai đoạn tiền học đường và học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối
đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ.
Dinh dưỡng lứa tuổi học đường đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe và
sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, thực trạng suy dinh
dưỡng và một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng lứa tuổi mầm non, tiểu học tại Hà
Nội như suy dinh dưỡng thể thấp còi, tình trạng thừa cân, béo phì, thiếu vi
chất đang hàng ngày ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của
trẻ em. Đề án Sữa học đường góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực nguồn nhân lực
tương lai của Thủ đô. Đặc biệt, khi triển khai Chương trình Sữa học đường, trẻ
em mẫu giáo và tiểu học được ngân sách nhà nước, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ
trợ kinh phí. Cụ thể, học sinh diện nghèo, cận nghèo, học sinh là người dân tộc
thiểu số, học sinh diện chính sách được uống sữa miễn phí; học sinh diện bình
thường được hỗ trợ 50%, giá mỗi hộp sữa
khoảng 6800 đ/hộp. Điều đó thể hiện sự quan tâm chăm sóc trẻ em của Nhà nước và
trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong bài tuyên truyền, cô Ninh nhấn mạnh: Từ năm
học 2018-2019 đến hết năm 2020, học sinh Mầm non, Tiểu học trên địa bàn Thành
phố Hà Nội được phụ huynh tự nguyện tham gia sẽ uống sữa tươi mỗi ngày một lần
x 1 hộp 180ml x 05 lần/tuần x 9 tháng đi học. Trong bài tuyên truyền của mình,
cô Hiệu trưởng mong muốn các bậc phụ huynh có mặt trong buổi tuyên truyên sẽ
giúp nhà trường tiếp tục tuyên truyền chương trình Sữa học đường đến các phụ
huynh vắng mặt.
Hy vọng bài tuyên truyền của cô giúp phụ
huynh học sinh trường Tiểu học Việt Hưng hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của
nguồn dinh dưỡng từ sữa và tầm quan trọng của dinh dưỡng học đường, trong đó có
sữa học đường góp phần cải thiện tầm vóc thế hệ tương lai người Việt.