Tác phẩm “Mái trường thân yêu” -
cuốn sách đặc biệt về tình Thầy Trò - của thầy giáo Lê Khắc Hoan – (tác giả đạt
Giải Nhất cuộc thi viết về Thầy giáo và Nhà trường năm 1961) được xuất bản lần
đầu tiên năm 1964 và đã trở thành một hiện tượng trong lịch sử xuất bản Việt
Nam và đã lan tỏa hầu như đến tất cả các trường học và được các thầy cô, học
sinh đều truyền tay nhau.
Giá trị tinh thần “Mái trường” của
quyển sách không hề suy xuyển từ thời những năm tháng chiến tranh gian khó cho
tới ngày nay và đã trở thành cuốn sách gối đầu giường rất đỗi “thân yêu” của
nhiều thế hệ học sinh, sinh viên trong suốt hơn 50 năm qua. “Mái trường thân
yêu” là câu chuyện có thật kể về cậu học sinh tên Việt, vốn là một học sinh thị
xã chuyển về trường huyện Lâm Thao. Do điều kiện gia đình, Việt phải ở cùng bà
nội và bắt đầu làm quen với thầy cô, các bạn và môi trường học tập mới. Việt
vốn là một học sinh học giỏi, nhất là môn toán. Nhưng với môi trường mới, Việt
chưa hòa nhập được, từ đó xảy ra biết bao chuyện bi hài trong năm học ấy. Cũng
từ đấy, Việt cùng các nhân vật khác như cô giáo Mùi, và các bạn Chiến, Mạnh,
San, Loan, Quế…đã tạo nên một câu chuyện sinh động, chân thật và cảm động về
một ngôi trường cấp hai miền Bắc trong thời chiến tranh bom đạn khó khăn.
Cuốn
sách “Mái Trường Thân Yêu” của nhà giáo Nguyễn Khăc Hoan viết và xuất bản lần
đầu với 35.000 bản in vào năm 1964 được bán hết chỉ trong vài tháng, với 100%
tình tiết là sự thật đã diễn ra ở ngôi trường ông dạy, ở lớp học do ông làm
giáo viên chủ nhiệm năm học 1962-1963. Các tên tuổi thầy trò được giữ nguyên
khi đưa vào sách. Tất cả ký ức và tình cảm sâu đậm của mái trường thời đó đã
được thể hiện sinh động, khắc ghi mãi trong ông dù nửa thế kỷ đã trôi qua.
Trước khi in lần đầu, cuốn sách đã được lãnh đạo Bộ Giáo Dục, trực tiếp là Thứ
trưởng Võ Thuần Nho rất tâm đắc đọc từng trang, từng chữ.
“Mái trường thân yêu”được xuất bản
chính thức 11 lần, và đạt giải thưởng Sách hay năm 2011. Điều đó cho thấy, sức
hấp dẫn của “Mái trường thân yêu”chưa bao giờ hạ nhiệt, dù giáo dục đã phát
triển và thay đổi rất nhiều so với nền giáo dục ở ngôi trường Việt đã theo học
Mái trường thân yêu là câu chuyện của Việt. Vốn là một học sinh
trường thị xã nên khi chuyển về nông thôn cậu ta tỏ ra khinh thường bạn bè và
liên tiếp hết sai lầm này đến sai lầm khác. Có những lúc Việt thấy cô độc và
tủi thân nhưng bạn bè và cô giáo đã giúp đỡ cậu gắn bó với “mái trường thân
yêu”, với những thầy giáo và bạn bè rất đáng tin cậy. Câu chuyện quả là đơn
giản. Cái hấp dẫn người đọc là ở lối kể chuyện có duyên, ở những chi tiết sinh
động, nhưng trước hết là ở vấn đề mà tác giả đề cập đến.
Bên cạnh nhân vật chính của chuyện, cô giáo Mùi, tác
giả đã xây dựng được một lớp thiếu niên rất đáng yêu: Loan sắc sảo, Chiến chịu
thương, chịu khó, Mạnh lém lỉnh, San nghịch ngầm… Các em là hình ảnh cụ thể,
chân thực của lớp thiếu niên lớn lên trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Đấy là
những cậu, những cô bé hồn nhiên, tinh nghịch, những đội viên thật thà, dũng
cảm, những học sinh đã có một trình độ tương đối khá. Thành công của Lê Khắc
Hoan chứng minh: anh đã yêu mến các em và có một vốn sống khá phong phú về nhà
trường. Và cuối câu chuyện, các bạn như muốn nói: “Thầy cô ơi! Vì đó là cô : nụ cười hiền và cái lắc đầu cho qua là
bài học vị tha cô dạy em lớn lên cùng năm tháng. Cô ơi! Ngày nào cũng vậy cô vẫn luôn miệt mài bên
trang giáo án và sự nghiệp trồng người vĩ đại mà 20 năm sau ngày ra trường em
vẫn mãi nhớ! Thầy ơi! Có đôi lúc thầy
thật nghiêm khắc nhưng chúng con vẫn luôn biết rằng thầy vất vả che trở cho
chúng con như thế nào!”
Cuốn sách “Mái
trường thân yêu” hiện đang có mặt tại thư viện lớp 5A. kính mong thầy cô và các
bạn đón đọc!