Ngày
13/8/2024, BGH và giáo viên trường Tiểu học Việt Hưng đã tổ chức thành công hai
chuyên đề khối lớp 1.
Chuyên
đề Các trò chơi nghỉ giữa giờ, tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 của đồng
chí Ngô Thị Thu Trang được các giáo viên tới dự hưởng ứng nhiệt tình, tạo được
không khí sôi nổi đầy hứng thú.
Sức
tập trung của các em học sinh đầu cấp Tiểu học còn hạn chế nên khó tránh khỏi cảm
giác mệt mỏi, uể oải trong giờ học. Để nâng cao sự chú ý, giúp các em từng bước
làm quen với nhịp bài dạy, sẵn sàng tiếp tục giờ học, cô giáo Thu Trang đã giới
thiệu một chùm trò chơi sinh hoạt giữa giờ vui nhộn.
Các
trò chơi được cô giới thiệu là:
1.
TRỜI MƯA
2. ĐẶC ĐIỂM CHÚ MÈO
3. SÓNG BIỂN
4. ĐẶC ĐIỂM CHÚ THỎ
5. ĐẶC ĐIỂM ĐỒNG HỒ
6. THỔI BÓNG
7. CHÈO THUYỀN
8. LÀM THEO LỜI CÔ NÓI, KHÔNG LÀM THEO CÔ LÀM
Tất
cả các trò chơi đều tiến hành theo 3 bước: Giới thiệu tên, phổ biến luật chơi,
tiến hành chơi. Với mỗi trò chơi, học sinh được tham gia hô, vận động, làm theo
động tác mẫu. Các trò chơi nhanh chóng thu hút được sự hứng khởi của người tham
gia.
Cô
Trang hướng dẫn trò chơi “Trời mưa”
Trò
chơi “Sóng biển”
Thời
gian 40 phút của một tiết học sẽ nhẹ nhàng hơn khi giáo viên khéo léo kết hợp
trò chơi giữa giờ. Đây thực sự là giải pháp giúp học sinh phục hồi sự hứng thú
trong học tập, đồng thời phát triển trí thông minh, tăng khả năng quan sát và kĩ
năng tương tác.
Cùng
trong ngày 13/8/2024, đồng chí Bùi Thu Hương cũng gửi đến tổ chuyên môn Chuyên
đề Rèn chữ, giữ vở, bồi dưỡng học sinh năng khiếu viết chữ đẹp.
Đồng
chí Thu Hương đã chia sẻ kĩ thuật viết chữ ghép với chữ cao 5 li và 2,5 li. Đối với học sinh lớp 1, để viết đúng và đẹp chữ ghép, đồng chí Hương
nhấn mạnh việc hướng dẫn chi tiết
kĩ thuật nối các con chữ với nhau. Ví dụ, trước khi viết chữ ch cần viết chuẩn chữ c (điểm kết thúc
là điểm giao nét khuyết trên), sau đó nối tiếp phần còn lại của nét khuyết trên
được chữ ch. Bên cạnh việc xác định đúng điểm giao nét khuyết,
cần hướng dẫn học
sinh dừng nghỉ ở điểm giao nét khuyết
và ở cuối nét (tuyệt đối không dừng lại ở giữa nét),
để học trò viết chữ cứng cáp
và sắc nét. Khi viết nét khuyết cần lưu ý xác định những vị trí lượn vát góc cho bụng nét khuyết
tròn đầu (hoặc tròn đáy) như bụng con ong (dùng phấn màu để đánh dấu những vị
trí cần lưu ý).
Các kĩ thuật khó như cách
nối nét cong với nét xiên, nét cong với nét thắt…cũng được đồng chí Hương chia
sẻ nhiệt tình.
Sau
cùng là kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu viết chữ đẹp. Theo kinh
nghiệm của mình, cô giáo Thu Hương chia chữ viết thành 3 nhóm chính: nét móc,
nét khuyết, nét cong để hướng dẫn học sinh luyện riêng từng nhóm.
Đồng
chí còn lưu ý: “ Phải viết chữ
cái chuẩn mẫu và thật đều rồi nối các chữ cái với nhau,
nét nào HS viết chưa đẹp thì chọn những từ có nhiều những
nét đó luyện cho chuẩn). Cuối cùng luyện viết câu dài (chữ ở những dòng dưới phải thẳng cột với dòng
chữ mẫu).
Khi viết cổ tay phải
mềm dẻo như viết thư pháp (nét đưa lên nghiêng ngòi bút lướt nhẹ tạo độ mềm mại,
đưa xuống úp ngòi bút, hơi ấn tạo độ sắc nét), chú trọng đến kĩ thuật lia bút
và rê bút. Đối với bài thi tự chọn kiểu chữ thì
nên chọn kiểu chữ nghiêng, viết thanh đậm (nhìn bắt mắt và che được khuyết điểm).
Tóm lại, muốn viết đẹp, ngoài việc chọn mực rồi bút viết phù hợp,
thì cần nắm được cấu tạo từng con chữ, viết các con chữ chuẩn mẫu, đều nét,
đúng kĩ thuật và phải rèn luyện thường xuyên.”
Rèn
luyện cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết đảm bảo tốc độ không chỉ tạo điều
kiện cho các em học tốt các môn học mà thông qua đó giáo dục tính kiên trì, cẩn
thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Ngoài ý nghĩa đó, viết chữ đẹp còn nhằm
tôn vinh vẻ đẹp của chữ Việt và gìn giữ giá trị văn hóa Việt. Do đó, nhiều năm
nay, nội dung này đã trở thành phong trào thi đua lớn của Trường Tiểu học Việt
Hưng.